Cùng NCB 'quẩy tung' mùa lễ hội tại Sun World
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét.Sách lược mới của Úc với EU
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.
Mang cảm hứng lãng mạn với cách trang điểm mắt màu tím mộng mơ
Chiều 24.1, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM dự báo tình trạng ùn ứ giao thông tại các trục đường chính, tuyến lên cao tốc và cửa ngõ TP.HCM.Lúc 15 giờ cùng ngày, đồng loạt 51 đơn vị CSGT trên địa bàn TP.HCM sẽ ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân về quê ăn tết.Tại các trục đường chính, cửa ngõ của TP.HCM như: Lê Quang Đạo, Phan Văn Khải (QL22 cũ), Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu (QL1 cũ), Văn Tiến Dũng (QL50 cũ); Hoàng Cầm (QL1K cũ), các tuyến đường vào khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, Bến xe Miền Tây, Bến xe Miền Đông, Bến xe An Sương... sẽ có lực lượng CSGT liên tục tuần tra để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố trên đường.Tại các giao lộ phức tạp sẽ được bố trí CSGT và một số lực lượng khác có mặt thường xuyên để điều tiết, phân luồng giao thông.Theo dự báo của Phòng CSGT, 18 - 22 giờ ngày 24.1 và 5 - 11 giờ ngày 25.1, các trục đường chính, đặc biệt các đường đi lên cao tốc sẽ rất đông, có khả năng ùn ứ giao thông cục bộ tại cửa ngõ TP.HCM.Phòng CSGT khuyến cáo người dân trước khi di chuyển cần xem thông tin, tin tức, nghe radio cũng như thông qua ứng dụng trật tự giao thông để biết tình hình giao thông trên các tuyến đường dự định đi để có lộ trình thích hợp, tránh đi vào các khu vực ùn tắc sẽ gặp khó khăn, mất thời gian di chuyển.Chiều cùng ngày, tại các tuyến đường, giao lộ, lực lượng CSGT TP.HCM đã có mặt, phân luồng giao thông, tặng nhu yếu phẩm cho người dân.Trong các ngày 24, 25, 26.1, Phòng CSGT sẽ tổ chức phát 13.200 chai nước suối, 3.000 khăn lạnh, 400 mũ bảo hiểm, túi bao lì xì tuyên truyền an toàn giao thông và một số thực phẩm (bánh mì hoặc bánh bao...) hỗ trợ, động viên người dân về quê đón tết an lành và hạnh phúc.
Suốt một thế kỷ gắn bó với triết lý "vì con người", Panasonic không chỉ khẳng định uy tín qua những sản phẩm chất lượng cùng công nghệ vượt trội mà còn ghi dấu trong hành trình nỗ lực vì cộng đồng, đặc biệt là ở lĩnh vực giáo dục. Sự kiện bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM ngày 14.1.2025 là dẫn chứng cho cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường chinh phục tri thức và công nghệ tiên tiến.Trong khuôn khổ buổi lễ, các bạn sinh viên trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM đã có dịp tham quan phòng thí nghiệm, tận mắt chứng kiến quy trình vận hành của các thiết bị hiện đại và trải nghiệm công nghệ HVAC tiên tiến trong thực tiễn.Đặc biệt, buổi đào tạo chuyên sâu cùng chuyên gia Panasonic vào buổi chiều cùng ngày đã giúp sinh viên có thêm kiến thức hữu ích, đồng thời mở ra cơ hội thực tập tại Tập đoàn thông qua chương trình Fresher Program. Đây chính là bước đệm vững chắc giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn xa trong ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh.Bạn Ngô Thiên Phúc - Sinh viên năm 2, Bộ môn Công nghệ Nhiệt lạnh trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM hào hứng chia sẻ: "Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng em tiếp xúc gần hơn hệ thống thực và có thêm những kinh nghiệm thực tế để có kiến thức toàn diện trong ngành HVAC. Qua đó chúng em được tiếp thêm động lực để trở thành một kỹ sư giỏi trong tương lai.""Panasonic hiểu rằng để thúc đẩy đổi mới và tạo nên những bước đột phá trong tương lai, việc đào tạo thế hệ trẻ là yếu tố tiên quyết. Dự án phòng thí nghiệm HVAC tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM chính là một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược này, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ tiên tiến và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai", ông Nguyễn Lý Tưởng - Trưởng phòng cấp cao, phòng kinh doanh dự án Điều hòa không khí, Panasonic Air-Conditioning Việt Nam khẳng định.Không chỉ dừng lại ở một hoạt động đơn lẻ, Panasonic trước đó đã triển khai nhiều chương trình tài trợ ý nghĩa cho các trường đại học trên cả nước. Tiêu biểu như Sự kiện bàn giao Trung tâm Giải pháp HVAC cho Trường Bách Khoa - Đại học Cần Thơ; Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE), tạo môi trường học tập, nghiên cứu hiện đại cho sinh viên qua trải nghiệm trực quan các giải pháp HVAC chuyên nghiệp gồm giải pháp điều hòa không khí, hệ thống thông gió, lọc không khí và hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện.Panasonic là thương hiệu Nhật Bản có lịch sử nghiên cứu và phát triển trong ngành HVAC hơn 100 năm trên toàn cầu. Từ năm 1913, thương hiệu liên tục cho ra đời những sản phẩm và cải tiến công nghệ mới, đóng góp bền vững vào sự phát triển của ngành HVAC thế giới.Những dấu ấn chuyên gia của Panasonic còn được thể hiện rõ nét khi Tập đoàn phát triển thành công bộ phát nanoe™X lọc khí đầu tiên vào năm 2003. Đến nay, nanoe™X đã phát triển đến thế hệ thứ 3 với khả năng tạo ra 48 nghìn tỷ gốc OH mỗi giây (gấp 100 lần so với nanoe truyền thống), trở thành một trong những công nghệ lọc khí tiên tiến nhất hiện nay.Bên cạnh đó, Panasonic còn cung cấp hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện, các giải pháp HVAC đều có thể kết nối và điều khiển thông minh từ xa, đáp ứng xu hướng "smart living" trong thời đại 4.0. Nổi bật như Panasonic Comfort Cloud - Ứng dụng cho phép người dùng điều khiển, theo dõi điều hòa mọi lúc mọi nơi, hay Panasonic AC Smart Cloud – Giải pháp quản lý thiết bị HVAC linh hoạt dành riêng cho doanh nghiệp.Về mặt tiết kiệm điện năng, Panasonic sở hữu hệ sinh thái sản phẩm HVAC có hệ số hiệu quả năng lượng COP và tỉ lệ năng lượng EER ưu việt. Đối với điều hòa dân dụng, công nghệ Inverter kết hợp với chế độ ECO tích hợp công nghệ A.I giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ, tiết kiệm điện năng đến 20% (so với chế độ thường trên cùng model inverter 1.5HP). Trong phân khúc điều hòa thương mại, Panasonic không ngừng cải tiến với hệ thống VRF FSV-EX Series MS3 đạt chỉ số EER ấn tượng lên đến 5,3 (model 8HP).Với nội lực mạnh mẽ cùng những bước đi tiên phong trên hành trình phát triển sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động vì xã hội, Panasonic đã giữ vững vị trí chuyên gia giải pháp HVAC suốt hơn 1 thế kỷ, góp phần tạo nên những xu hướng và chuẩn mực mới trong ngành HVAC toàn cầu.Tìm hiểu thêm về HVAC của Panasonic tại đây.
Tình hình lao động việc làm TP.HCM cuối năm
Báo cáo mới đây từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Trong tháng 3, khu vực miền Đông Nam bộ liên tục xảy ra nhiều ngày nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Trong đó, ngày 26 - 27.3 nắng nóng xuất hiện diện rộng và lan sang cả khu vực Tây Nam bộ. Đặc biệt, trong tháng 3 có đến 13 lần nhiệt độ cao nhất, vượt lịch sử. Chẳng hạn, ngày 5.3 tại Hà Tĩnh ghi nhận mức nhiệt tới 39,4 độ C trong khi vào tháng 3.2023 là 38,5 độ C.